Cấp cứu 0238 3 666 666
Thời gian làm việc
Thứ 2 đến Chủ nhật - 7 giờ sáng  - 17h30 chiều
Hotline (+84) 2383.666.666 - 19009228
Khối Thịnh Mỹ, P. Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai, Nghệ An

Tin chuyên ngành

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, giao thời. Từ tháng 9-12 là thời điểm dễ bùng phát dịch tay chân miệng. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 30.000 ca bệnh tay chân miệng phải nhập viện, đã có 6 trường hợp tử vong. Tại bệnh viện đa khoa Quang Khởi mỗi ngày cũng ghi nhận khoảng 5-6 trường hợp trẻ đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh và giáo viên những kiến thức y khoa cần thiết để phòng tránh và điều trị căn bệnh này.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất nhanh có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, và có thể gặp ở người lớn. Bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng là sốt, đau họng, niêm mạc miệng và da bị tổn thương; chủ yếu là ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.

Bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc nhóm đường ruột gây ra, gồm có Coxsackie, Echo... và một số loại virus đường ruột khác. Trong đó hay gặp nhất là virus đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Đáng chú ý là loại virus EV71, có thể gây ra các biến chứng nặng nề thậm chí là tử vong.
 


Trẻ bị tay chân miệng thường phỏng nước nổi ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, có khi khắp người

Các giai đoạn bệnh chân tay miệng

- Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng chưa rõ rệt sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước với đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; thời gian tồn tại ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại sẹo thâm, có thể loét hay bội nhiễm nhưng hiếm khi xảy ra.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Trẻ sốt cao và nôn nhiều rất dễ có nguy cơ biến chứng.
  • Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
- Giai đoạn lui bệnh: Thường sau 3-5 ngày, nếu không có biến chứng trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn.

Các cấp độ bệnh tay chân miệng

Có thể nhận biết bệnh tay chân miệng, thông qua những triệu chứng sớm nhất của bệnh như: Trẻ nhỏ thường bị sốt, đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sốt thường kéo dài 24 - 48 giờ; trẻ chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng; xuất hiện nhiều đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét...

Các vết loét này thường nằm trên lưỡi, nướu răng và niêm mạc má; trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong...

Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ, lần lượt là 1, 2, 3 và 4. Trong đó:

- Cấp độ 1: Đây là cấp độ bệnh tương đối nhẹ và có thể điều trị tại nhà, bệnh thường có biểu hiện loét miệng và/hoặc tổn thương da.

- Cấp độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có những biểu hiện thường gặp như giật mình dưới 2 lần/30 phút; sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ , nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. Trong cấp độ 2 của bệnh, trẻ sẽ được phân vào những nhóm bệnh khác nhau với những biểu hiện đặc trưng và cách điều trị phù hợp cho từng nhóm.

- Cấp độ 3: Những dấu hiệu của trẻ bị tay, chân, miệng cấp độ 3 thường thấy như: Mạch đập chậm (dấu hiệu rất nặng); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; HA tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm); tăng trương lực cơ...

- Cấp độ 4: Nếu trường hợp con bạn bị tay chân miệng cấp độ 4, thì bắt buộc bé phải được đưa đi bệnh viện ngày lập tức và thực hiện điều trị.

Điều trị bệnh

Tùy vào từng cấp độ bệnh sau khi thăm khám, mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Trong đó:

- Cấp độ 1 và cấp độ 2Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trong điều trị cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

- Cấp độ 3, 4: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực. Trong điều trị, các bác sĩ sẽ theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác... Giai đoạn này bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện, vì nếu có trường hợp bất ngờ các bác sĩ có thể xử lý và khắc phục ngay được cho người bệnh tay chân miệng.
 

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không, có thể điều trị tại nhà: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau (khi trẻ sốt trên 38,5 độ). Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc cho các vết loét theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với trường hợp nặng cần được đưa đến bệnh viện để xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu (ABC...)
- Bên cạnh đó người bệnh cần được bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạngbệnh tay -hân - miệng
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu bệnh tay - chân - miệng. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây;
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi của trẻ, các vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

 

Thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ cũng là cách phòng tránh bệnh tay chân miệng hữu hiệu

                                                                                                                                                                      (Theo kiến thức Y khoa)

 

Tin liên quan

Công ty TNHH Y tế Hoàng mai
Khối Thịnh Mỹ, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An

   Hotline: 1900.9228

   Email: lienhe@quangkhoi.org
 
GPĐKKD: 2901222121 cấp ngày 14/03/2018 tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An
Giấy phép hoạt động khám bệnh,chữa bệnh : 225/BYT - GPHĐ cấp ngày 6/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Vị trí & Bản đồ